Ẩn ý sâu sắc về vai của Dương Tử ở “Quốc sắc phương hoa”
3 min read“Quốc sắc phương hoa” không chỉ là dự án phim giải trí đơn thuần, ở mỗi tập, mỗi hành trình nhân vật chính đi qua đều để lại cho khán giả nhiều câu chuyện đáng suy ngẫm.
Trong những tập mới nhất của phim, cảnh Hà Duy Phương của Dương Tử trở về nhà gây chú ý.
Hà Duy Phương hòa ly thành công và trở về nhà, nhưng lại phát hiện cha mình đã thay đổi. Nàng bị chính cha ruột ruồng bỏ. Thay vì cầu xin cha nhận lại, nàng đã quyết định một cách dứt khoát là cắt đứt mọi quan hệ với gia đình.
Tình tiết này gây chú ý với người xem. Thường một dự án cổ trang, nữ chính luôn biết đến là một cô gái nữ tính, giữ phép tắc gia đình. Nhưng có lẽ Hà Duy Phương của Dương Tử là nhân vật khá đặc biệt. Cô có tinh thần mạnh mẽ, thích đơn độc bước vào cuộc hành trình của mình. Vì thế, với người bội bạc, dù là tình thân, cô vẫn có thể buông.
Điều đáng chú ý là trong xã hội phong kiến, phụ nữ thường bị áp bức nặng nề bởi quyền lực của cha và chồng. Tuy nhiên, Hà Duy Phương đã dám đứng lên chống lại điều này: Sự sắp đặt, sự trọng nam khinh nữ…
Ở phân cảnh đến Trường An, Hà Duy Phương nhận được sự giúp đỡ từ những người phụ nữ giấu mặt trong đó có Ngũ Nương.
Ngược lại, những người đàn ông tỏ ra muốn giúp đỡ nàng lại có những ý đồ khác. Người đàn ông mà nàng tìm đến để nhờ đưa đến Trường An, nàng đã phải trả tiền để được giúp đỡ. Và người đàn ông họ Vương, người đã thu nhận nàng và cho nàng công việc, lại có ý đồ xấu và muốn chiếm hữu nàng.
Đây là một tình tiết ẩn ý rất thú vị. Điều đấy cho thấy sự tương phản trong cách đối xử của nam giới và nữ giới trong xã hội cũ.
Phụ nữ họ có sự đồng cảm, giúp đỡ nhau vô điều kiện trong khi với nam giới – dù mang tính là đại trượng phu, người được nhiều biệt đãi hơn phụ nữ, là phái mạnh nhưng khi cô gái nào muốn nhờ vả phải trả giá nhiều thứ.
Ở cảnh phim này, đạo diễn, đoàn làm phim mới phơi bày bộ mặt của xã hội phong kiến – nơi áp bức, giam cầm sự tự do của phụ nữ.
Và hơn ai hết, nhân vật Hà Duy Phương của Dương Tử chính là hiện thân cho những khát vọng, ước mơ cháy bỏng của người phụ nữ ở xã hội phong kiến, họ muốn vươn lên, muốn thoát khỏi xiềng xích trói buộc họ lại với 12 chữ “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”.
Nguồn: laodong.vn Thứ bảy, 11/01/2025 08:21 (GMT+7)