‘Bóng hồng’ trên bàn mổ sọ não
8 min read“Của hiếm” ấy chính là bác sĩ TRẦN THỊ MAI LINH. Trước cuộc trò chuyện với Tuổi Trẻ, “bóng hồng” với dáng người nhỏ nhắn vẫn đang tất bật chuẩn bị cho một ca mổ sọ não gay cấn, vốn là công việc thường lệ trong suốt 11 năm qua.
Bác sĩ Linh nói: “Có thể hình dung bộ não con người khi bị chấn thương giống như bát tàu hũ. Trong nó tồn tại hàng triệu nơron thần kinh, các đường dẫn truyền li ti, chằng chịt kính hiển vi không thể quan sát được. Nếu phẫu thuật viên không đủ sự tinh tế có thể làm mất đi một vùng trí nhớ, mất đi khả năng nói, thậm chí đẩy người bệnh trở thành người sống thực vật hoặc tử vong”.
Hấp dẫn bởi bộ não
* Mọi người gọi chị là “của hiếm”. Với mình, chị có thấy thế không?
– Thời sinh viên tôi chỉ biết sơ sơ ngoại khoa bao giờ nam cũng nhiều hơn nữ. Còn về chuyên khoa sâu về thần kinh, quả thật sau khi học xong nội trú, rồi bước chân vào đây mới biết một sự thật: “chẳng có ai hết” (cười…). Không biết có hiếm không khi cả khoa có 35 bác sĩ nam, chỉ duy nhất mình tôi là nữ.
Nhưng càng gắn bó với công việc, tôi thấy cũng dễ hiểu bởi ngành này thường gắn với thời gian phẫu thuật dài (2 -10 tiếng/ca), sức chịu đựng của phụ nữ theo thời gian có thể giảm sút, có người rút lui do sinh nở hoặc tuổi tác.
* Chắc chị sốc và cô đơn lắm…?
– Ồ, không. Tôi chỉ thấy hơi đuối thôi (cười…). Dù là bác sĩ nữ duy nhất nhưng ở đây không có chuyện tôi được chiều chuộng đâu nhé. Trong công việc là đồng nghiệp, bác sĩ nam hay nữ đều được giao việc bình đẳng, đòi hỏi mỗi cá nhân phải nỗ lực hoàn thành tốt công việc của mình.
* Bộ não vốn rất phức tạp, là sống còn với người bệnh. Phẫu thuật sọ não đòi hỏi sự tinh tế, thường chỉ có nam giới mới đủ thời gian, sức lực để theo đuổi. Lựa chọn ngành này, có phải chị đang làm khó mình?
– Dù có nhiều lựa chọn nhẹ nhàng hơn nhưng không hiểu sao với tôi, bộ não có sức hấp dẫn thật đặc biệt. Tôi thấy mình rất hứng thú với các cuộc phẫu thuật giữ lại các chức năng trong sọ não của người bệnh.
Để làm được điều đó, điều may mắn với tôi là có được rất nhiều người thầy, các đàn anh có kinh nghiệm trong nghề dìu dắt, chia sẻ. PGS Võ Tấn Sơn, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Y dược, là một trong những người thầy như thế. Thầy là người tạo điều kiện, khuyến khích để tôi theo học ngành này với mong muốn có thể phát triển được ngoại thần kinh nhi trong tương lai.
Bài học sau mỗi ca mổ
* Cảm giác của chị như thế nào khi đứng trước ca mổ đầu tiên?
– Bệnh viện Chợ Rẫy là nơi tiếp nhận và mổ rất nhiều ca chấn thương sọ não rất nặng. 10 năm trước, tôi mổ ca đầu tiên để hút máu tụ trong não của một bệnh nhân. Lúc ấy, tôi chỉ hơi lo một chút bởi áp lực mong muốn phải xử trí tổn thương trong não của người bệnh được tốt nhất, tránh nguy cơ tai biến, nhiễm trùng hoặc xấu nhất là tử vong.
* Ngành y không thể tránh khỏi sự cố y khoa. Trong suốt 11 năm đứng ở phòng mổ, bên cạnh thành công chắc chị không tránh khỏi các ca biến chứng…?
– Mỗi một ca mổ nếu nói thất bại phải chia ra nhiều nhóm gồm tai biến y khoa, diễn tiến bệnh lý ở những bệnh ác tính hoặc nhóm bệnh đột xuất, bất ngờ trở nặng mà bản thân bác sĩ không kiểm soát được. Dĩ nhiên với tần suất mổ 3-5 ca/ngày thì chuyện tai biến là điều không thể tránh khỏi. Đó là nỗi đau của bác sĩ. Và sau những ca mổ ấy, tôi lại phải tự mình rút kinh nghiệm, lại phải tự rút ra bài học sâu sắc hơn để làm tốt hơn nhiệm vụ cứu người.
* Việc mổ thường xuyên khiến một số phẫu thuật viên cảm thấy nhàm chán, chủ quan trước bệnh lý. Nhiều người còn ví von công việc quen thuộc đến nỗi “mổ như mổ gà”…
– Mỗi ca bệnh đều có nền bệnh khác nhau. Do vậy, mỗi người bác sĩ phải tiếp cận người bệnh ở góc độ rất cá nhân (theo mỗi cá nhân điều trị). Với tôi, bệnh nhân trước mổ phải được đảm bảo các quy trình xét nghiệm để khẳng định một điều là kết quả tương xứng với bệnh lý họ đang mang. Nếu không phù hợp, tôi luôn phải tìm cho ra vấn đề. Bởi, cùng một khối u nhưng ở bệnh nhân này khác và bệnh nhân kia rất khác.
Bước vào mỗi ca phẫu thuật, tôi chọn cách tiếp cận theo từng người, tức phải hiểu các vấn đề như tiền sử gia đình, thói quen về mặt nghề nghiệp và kể cả các khó khăn trong việc chăm sóc, điều trị. Sự quan tâm này giúp việc điều trị của mình được tốt hơn chứ không mất gì cả.
Nhớ chuyện không làm được
* Chị có thể chia sẻ điều mình nhớ nhiều nhất?
– Tôi nhớ mãi câu chuyện về gia đình có con trai duy nhất bị tai nạn giao thông và tử vong sau quá trình phẫu thuật, điều trị. Bệnh nhân bị nhiễm trùng ở não và điều trớ trêu bệnh nhân lại kháng tất cả các loại thuốc. Bác sĩ không còn cách nào khác để cứu cả. Tôi chỉ là người chăm sóc nhưng từ khi con qua đời, người cha ấy cứ đến ngày giỗ lại gọi điện như thể tôi làm con ông ấy tử vong. Chia sẻ với người cha nhưng đó là điều người làm nghề y như tôi trăn trở.
Có nhiều ca mổ đi vào ngõ cụt, mổ xong bệnh nhân không bao giờ hồi tỉnh. Đó là nỗi bất lực, đau xót và không ít lần tôi đành ngậm ngùi rơi nước mắt trên bàn mổ khi không thể cứu sống người bệnh. Và điều cuối cùng khiến tôi luôn trăn trở là người bệnh của mình hiện nay có quá nhiều bệnh lý đi kèm, đặc biệt là các bệnh lý bẩm sinh như biến đổi về gen, đột quỵ, u ác tính ở não. Đây là lý do khiến việc can thiệp phẫu thuật sọ não chỉ cắt được phần ngọn, kéo dài sự sống khá ngắn hoặc bệnh nhân tử vong do bệnh lý đi kèm gây nên.
* Nhiều người tò mò cuộc sống gia đình của chị thế nào?
– Tôi cưới chồng năm 33 tuổi. Tôi không phải típ người “nữ công gia chánh” nên phía sau luôn có chồng thấu hiểu, chia sẻ. Cuộc sống của tôi khá giống với đánh giá về phụ nữ TP.HCM là “sinh đẻ ít do làm việc quá nhiều” (cười…).
Nguồn: tuoitre.vn
Very good information. Lucky me I recently found your site by chance (stumbleupon).
I’ve saved as a favorite for later!
You really make it seem so easy with your presentation but I find this matter to
be actually something which I think I would never understand.
It seems too complicated and very broad for me. I am looking forward for your next post,
I will try to get the hang of it!
Good day! I know this is kinda off topic nevertheless I’d figured
I’d ask. Would you be interested in exchanging
links or maybe guest authoring a blog article or vice-versa?
My site goes over a lot of the same topics as yours and I feel we could greatly
benefit from each other. If you are interested
feel free to shoot me an e-mail. I look
forward to hearing from you! Terrific blog by the way!
I was suggested this website by my cousin. I am not
sure whether this post is written by him as nobody else know such detailed about my problem.
You’re wonderful! Thanks!
Pretty section of content. I simply stumbled upon your web site and
in accession capital to claim that I acquire in fact loved account
your weblog posts. Any way I will be subscribing for your augment or even I success you access constantly quickly.
Wow that was unusual. I just wrote an really long comment but after I clicked submit my comment didn’t show up.
Grrrr… well I’m not writing all that over again. Regardless, just wanted to say excellent blog!