Tương lai Tòa thánh Vatican sau khi Giáo hoàng Francis qua đời
7 min readTòa thánh Vatican ngày 21/4 thông báo Giáo hoàng Francis qua đời tại Nhà Thánh Marta, hưởng thọ 88 tuổi. Các hồng y ở Tòa thánh sẽ khởi động quá trình chọn người kế nhiệm bằng một mật nghị trong 2-3 tuần tới và quá trình này có thể kéo dài nhiều ngày.
https://s.shopee.v n/8KcDuAnaGwTuy nhiên, họ sẽ phải đối mặt với một quyết định quan trọng là sẽ tiếp nối di sản và con đường của Giáo hoàng Francis để hướng tới một giáo hội cởi mở, hòa nhập và toàn cầu hơn, hay sẽ khôi phục cách tiếp cận truyền thống và mang tính giáo lý hơn trong quá khứ.
Giới quan sát nhận định đây sẽ là chủ đề gây tranh luận gay gắt tại mật nghị hồng y, nơi sẽ định đoạt hướng đi tương lai của Tòa thánh Vatican cũng như Giáo hội Công giáo.

Giáo hoàng Francis chủ trì thánh lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Peter ở Vatican ngày 9/3/2024. Ảnh: AFP
Trở thành lãnh đạo Tòa thánh Vatican vào thời điểm Giáo hội đối mặt với nhiều vụ bê bối tình dục và tài chính, Giáo hoàng Francis đã lãnh đạo với sự khiêm nhường, tận tụy, bảo vệ người yếu thế và nhiều lần lên tiếng xin lỗi về các sai lầm trong quá khứ của Giáo hội.
https://s.shopee .vn/7zzVS9JppZNhiều người đã hy vọng “hiệu ứng Giáo hoàng Francis” trong hơn 12 năm qua sẽ đưa các tín đồ trở lại với Giáo hội. Tuy nhiên, kết quả không như kỳ vọng, khi số người tham gia Giáo hội tiếp tục giảm ở phương Tây, ngay cả khi tăng lên ở Nam bán cầu.
Mặc dù Giáo hoàng đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc giải quyết các bê bối lạm dụng tình dục và tài chính của Giáo hội, đường hướng lãnh đạo của ông đối mặt những phản ứng trái chiều.
Giáo hoàng đã truyền tải những quan điểm mạnh mẽ về nghèo đói toàn cầu, biến đổi khí hậu và lòng trắc ẩn đối với người nhập cư, tị nạn. Ông cũng thường xuyên nhấn mạnh thái độ khoan dung hơn với những người từng không được phép tham gia Giáo hội, như các thành viên cộng đồng LGBT, hay gia tăng vai trò của phụ nữ trong hệ thống cấp bậc của Vatican.
“Nếu một người đồng tính có thiện chí tìm đến Chúa, tôi có quyền gì phán xét?”, Giáo hoàng nói trong năm đầu tại nhiệm.
https://s.shopee .vn/1qOkAPKOiaNăm 2016, Giáo hoàng đưa ra thông điệp thách thức các giáo sĩ Công giáo khi ban phước cho cả những người có quan hệ “bất thường”. Cũng trong năm đó, ông tuyên bố sẽ xem xét việc phụ nữ có được đảm nhận vai trò phó tế trong Giáo hội Công giáo La Mã hay không.
Những điều Giáo hoàng làm được nhiều người Công giáo theo xu hướng tự do chào đón sau hơn ba thập kỷ chịu nhiều quan điểm khắt khe từ các giáo hoàng bảo thủ. Tuy nhiên, nhiều tín đồ bảo thủ lại tỏ ra thất vọng, cáo buộc ông làm suy yếu giáo lý của Giáo hội.
Theo nhiều cách, Giáo hoàng Francis đã sử dụng nhiệm kỳ của mình để thay đổi phương hướng mà những người tiền nhiệm, gồm giáo hoàng Benedict XVI và John Paul II, từng theo đuổi.
Cuộc đời và di sản của Giáo hoàng Francis. Video: Reuters
Giáo hoàng John Paul II từng bị chỉ trích vì nhắm mắt làm ngơ trước bê bối lạm dụng tình dục trẻ em tại Tòa thánh Vatican. Giáo hoàng Francis muốn sửa chữa điều đó, đồng thời mang tới cơ hội được thảo luận và bày tỏ các ý kiến bất đồng trong Giáo hội, điều vốn không được phép trong nhiều thập kỷ.
Ông cũng từng sa thải hoặc cô lập những quan chức bảo thủ hàng đầu của Tòa thánh, gồm cả lãnh đạo văn phòng giám sát giáo lý, vì không đi theo đường hướng của mình.
Trong khi người tiền nhiệm Benedict XVI từng có những bình luận khiến thế giới Hồi giáo phẫn nộ, Giáo hoàng Francis đã tiếp cận với các lãnh đạo Hồi giáo thường ở những nơi mà tín đồ của ông có cuộc sống khó khăn hoặc đầy rẫy nguy hiểm. Ông từng ký thỏa thuận với các lãnh đạo Hồi giáo để công nhận quyền của mỗi bên và bảo vệ các nhóm Công giáo thiểu số dễ bị tổn thương.
Giáo hoàng cũng đã tấn phong hàng nghìn giám mục và bổ nhiệm hơn một nửa thành viên Hồng y đoàn, thường là các giám mục có quan điểm tương đồng với ông như gần gũi với người nghèo, cởi mở với những người yếu thế bị gạt ra rìa và ưu tiên các vấn đề về khí hậu.
https://s.shopee. vn/La4Jhmu1M
Giáo hoàng Francis ngồi trên chuyên xa diễu hành qua Quảng trường St.Peter ngày 20/4. Ảnh: Reuters
Trong số 141 hồng y dưới 80 tuổi của Vatican hiện nay, 111 người được Giáo hoàng Francis bổ nhiệm, 24 người được tấn phong dưới thời Giáo hoàng Benedict XVI và 6 người dưới thời Giáo hoàng John Paul II.
Đây là những người sẽ dự Mật nghị Hồng y sắp tới để định đoạt người kế nhiệm Giáo hoàng Francis là ai, cũng như tương lai di sản mà ông đã xây dựng trong hơn một thập kỷ qua. Mật nghị Hồng y này cũng sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử, đa số hồng y đến từ bên ngoài châu Âu, sự thay đổi hoàn toàn so với sự kiện bầu giáo hoàng Pius XII năm 1939 với 89% hồng y tham dự là người châu Âu.
Ed Kilgore, nhà bình luận của Intelligencer, nhận định những cuộc tranh cãi căng thẳng có thể nảy sinh trong quá trình các hồng y thảo luận tìm người kế nhiệm tại mật nghị.
https://s.shopee.v n/9KUl5uQ45Z“Người kế nhiệm Giáo hoàng Francis có thể là hồng y đến từ châu Phi hoặc châu Á, theo chủ nghĩa truyền thống về giáo lý, nhưng sẽ gay gắt hơn với quan điểm chống người tị nạn được thúc đẩy ở Mỹ và châu Âu. Nhưng chúng ta cũng có thể chứng kiến sự trở lại của một giáo hoàng Italy, những người từng nắm giữ quyền lực của Giáo hội suốt nhiều thế kỷ”, Kilgore cho hay.
Thùy Lâm (Theo Intelligencer, AFP, Reuters)
https://s.shopee .vn/4fj1zltWfzNguồn: vnexpress.net Thứ ba, 22/4/2025, 11:27 (GMT+7)