Nghỉ hưu, dọn nhà sang Việt Nam!
10 min readKhông phải ngẫu nhiên khi trong bài báo đăng ngày 28-12 trên tờ New York Post (Mỹ), Việt Nam là nước được liệt kê đầu tiên trong danh sách xếp hạng 12 quốc gia tốt nhất dành cho người hưu trí.
Ngoài ra, mới đây tờ Los Angeles Times cũng đăng bài viết khẳng định ngày càng nhiều người Mỹ đang tới Việt Nam nghỉ hưu vì phí chăm sóc sức khỏe rẻ và mức sống phải chăng.
“Yêu” từ cái nhìn đầu tiên
Ở tuổi 70, ông Herby Neubacher đã có hơn 19 năm sống tại thành phố biển Nha Trang, nơi mà ông gọi một cách thân thương là “thành phố quê hương của tôi bây giờ”. Ông tới Việt Nam lần đầu năm 2000 để tham dự hội thảo về thị trường hải sản ở Đức và quy định hàm lượng kháng sinh trong cá, hải sản của EU.
Dù ở lại không nhiều ngày nhưng ông đã nộp đơn ứng tuyển vị trí chuyên gia của Tập đoàn SIPPO kết nối với Hãng Nestlé để làm việc trong lĩnh vực giáo dục. “Tôi đã yêu đất nước này ngay lập tức”, ông chia sẻ với Tuổi Trẻ. “Đã có nhiều thứ thay đổi so với lúc đó, thành phố nhỏ của ngư dân ngày nào giờ đã thành trung tâm du lịch, nhưng tôi vẫn hạnh phúc khi về hưu và sống ở đây cùng vợ (người Việt – PV). Tôi thỉnh thoảng vẫn tư vấn cho các công ty cá tra, còn vợ tôi tư vấn cho các công ty châu Âu, giúp họ hiểu hơn về Việt Nam”, ông chia sẻ thêm.
Trong cảm nhận của một người châu Âu, ông Herby Neubacher thấy Việt Nam là nơi ông có sự độc lập và tự do làm những điều mình thích. Sự mở lòng và sẵn sàng tìm hiểu, chấp nhận văn hóa nước khác của người Việt khiến ông luôn thấy mình được chào đón, chấp nhận. “Dù không nói rành tiếng Việt nhưng tôi chưa bao giờ gặp rắc rối trong giao tiếp với những người Việt quanh mình”, ông Herby Neubacher chia sẻ.
Khác với ông Herby Neubacher, hành trình đến với Việt Nam ở tuổi xế chiều của ông L. Dennis Woolbright, người Mỹ, 74 tuổi, đang sống tại Trà Vinh, có vẻ “ngoằn ngoèo” hơn một chút. Ông sống ở Mỹ đến năm 40 tuổi rồi lấy bằng thạc sĩ sư phạm, sau đó chuyển sang Nhật dạy học. Ban đầu ông chỉ định ở đó một năm rồi về, nhưng sau đó vì mê châu Á mà ông ở lại tới… hơn 30 năm. Ông cưới vợ người Nhật và có hai con.
Sau 30 năm giảng dạy đại học, ông về hưu ở tuổi 72 và xin phép… vợ tới Việt Nam dạy tiếng Anh như một đam mê. Chỉ mới sống ở Việt Nam hai năm, song với ông L. Dennis Woolbright, cảm giác thích nhất vẫn là thấy mình còn có ích, còn nhiều người cần ông và ông cũng thích giúp đỡ mọi người. Ông rất thích tết của người Việt Nam và khoe: “Năm ngoái tôi được 12 gia đình mời đến nhà chơi trong vòng 10 ngày!”.
Nhiều người Mỹ đến Việt Nam sống
Nhà báo Ralph Jennings, tác giả của bài báo “Những người Mỹ đang tới Việt Nam nghỉ hưu vì phí chăm sóc sức khỏe rẻ và mức sống tươm tất” đăng trên báo Los Angeles Times mới đây, chia sẻ với Tuổi Trẻ rằng kể từ sau năm 1975, mỗi người Mỹ đều có lý do để trở lại Việt Nam, nhưng một trong số đó là việc nhiều người tìm đến Việt Nam như một chốn an dưỡng tuổi xế chiều bởi giá nhà ở (thuê/mua) không quá đắt, chi phí y tế rẻ và mức sống ngày một nâng cao.
Một trong những người nhà báo Ralph đã phỏng vấn là ông John Rockhold. Sau khi kết thúc sự nghiệp quân ngũ, ông Rockhold trở thành nhà thầu quốc phòng, chủ yếu làm việc tại châu Phi. Lần đầu tiên ông trở lại Việt Nam năm 1992 theo một chương trình hỗ trợ những người tị nạn kinh tế.
Ông định cư tại Việt Nam năm 1995, cũng là năm Việt Nam và Mỹ chính thức bình thường hóa quan hệ. Năm 2009 ông kết hôn với một phụ nữ Việt. Thực sự thì ông Rockhold thích Việt Nam tới mức ông đã thuyết phục mẹ mình tới Việt Nam. Khi đó bà đang ở Santa Maria, bang California. “Bà tới dự đám cưới tôi và quyết định ở lại luôn” – ông Rockhold kể và cười lớn. Mẹ ông Rockhold đã sống với ông cho tới năm 2015 thì bà qua đời, thọ 94 tuổi.
Theo chia sẻ của ông Rockhold với anh Ralph Jennings, các hàng xóm của nhà ông rất vui vẻ, hòa nhã. “Người Việt Nam rất tử tế với tôi, nhất là nếu so sánh với chính quê nhà ở Mỹ khi tôi trở về sau chiến tranh” – ông Rockhold nói. Ở tuổi hưu trí, ông Rockhold vẫn rất bận rộn trong công việc kinh doanh nhập khẩu gas tự nhiên hóa lỏng vào Việt Nam và tham gia công tác từ thiện giúp cung cấp năng lượng mặt trời cho các hộ gia đình thu nhập thấp. Ông cựu binh này cũng rất ấn tượng trước sự cải thiện đáng kể về chất lượng dịch vụ y tế ở Việt Nam.
Cần có chính sách thu hút rõ ràng
Giống như ông Rockhold, ông Rick Ellis (62 tuổi, người Canada) – từng có hơn 4 thập kỷ sống tại nhiều nước khác nhau trên thế giới, trong đó có 11 năm sống luân phiên tại 6 quốc gia Đông Nam Á – thậm chí còn cho rằng trong số các nước ông từng sống suốt nhiều thập kỷ qua, người Việt Nam là những người thân thiện nhất.
Ông Rick Ellis cho biết Việt Nam chưa có một chương trình visa chính thức dành riêng cho đối tượng hưu trí người nước ngoài nên rất khó để xác định chính xác tổng số người nước ngoài về hưu đang sinh sống tại đây. Dù vậy, theo tìm hiểu và ước tính của ông Rick Ellis, con số đó phải trên 100.000 người, hầu hết vẫn đang làm việc hoặc là các chủ doanh nghiệp.
Việc chưa có một chính sách thị thực riêng dành cho người hưu trí nước ngoài ở Việt Nam là một trong những yếu tố chính khiến nhiều người dù rất yêu Việt Nam, muốn đến Việt Nam nghỉ hưu đã phải cân nhắc lại. Dù đã ở Việt Nam tới 8 năm nhưng ông Bill Harany (76 tuổi, người Canada) cũng thừa nhận ông chưa hoàn toàn nghĩ tới việc sẽ sống ở đây mãi, cũng bởi vấn đề thị thực, bên cạnh các khó khăn khác như thách thức học tiếng Việt, tình hình giao thông… Ông Rick Ellis có hai người bạn cũng ở hoàn cảnh này, họ muốn tới Việt Nam nghỉ hưu nhưng ngần ngại vì không yên tâm chuyện visa.
Trên thực tế, đang có một sự cạnh tranh không nhỏ giữa các nước ASEAN trong việc thu hút những người hưu trí nước ngoài “phù hợp”, tức những người có thu nhập ổn định, không tiền án tiền sự, không tham gia hoạt động phi pháp, gây bất ổn chính trị, xã hội. Theo ông Rick Ellis, tại Đông Nam Á các nước đã có chính sách visa hưu trí gồm Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia, trong khi Lào, Việt Nam và Campuchia chưa có.
Ở những nước có chương trình thị thực hưu trí, một trong những điều kiện ràng buộc là người nước ngoài thuộc diện này phải chứng minh được mức thu nhập trung bình tối thiểu theo tiêu chuẩn quy định, đảm bảo cho họ có thể sống ổn định mà không thành gánh nặng với địa phương sở tại. Ở Thái Lan quy định là 2.000 USD/tháng, Malaysia là 2.200 USD/tháng, Philippines là 800 USD/tháng và Indonesia là 1.500 USD/tháng. Ông Rick cho rằng yêu cầu 800 USD của Philippines là thực tế nhất và có thể là một hạn mức để Việt Nam tham khảo nếu muốn triển khai chương trình tương tự.
Tuy nhiên, tiền chưa phải là tất cả. Điều quan trọng hơn khi muốn biến chính sách thị thực hưu trí trở thành nguồn thu ngoại tệ tốt cho ngân sách thì quy trình rà soát, thẩm tra và cấp thị thực là công đoạn cần được thực hiện chặt chẽ. Từ quan điểm của một nhà quản lý doanh nghiệp và kinh nghiệm sống tại nhiều quốc gia, ông Rick Ellis cho rằng việc này hoàn toàn làm được nếu có sự phối kiểm, liên hệ giữa cơ quan quản lý di trú với các đại sứ quán, lãnh sự quán các nước.
Theo ông Rick Ellis, nếu có chính sách tốt giúp tạo điều kiện cho tất cả những người nước ngoài phù hợp có thể đến Việt Nam nghỉ hưu thì đó sẽ là nguồn lợi kinh tế không nhỏ. Chuyên gia này cho rằng do có nhiều đặc điểm tương đồng, Việt Nam hoàn toàn có thể tham khảo thêm thông tin, cách làm của chính sách visa hưu trí cho người nước ngoài của Thái Lan bởi quốc gia này cũng chỉ vừa mới chính thức phê chuẩn chương trình này trong năm 2019.
Nguồn: tuoitre.vn
839121 19130This style is spectacular! You naturally know how to maintain a reader amused. Between your wit and your videos, I was almost moved to start my own blog (properly, almostHaHa!) Wonderful job. I truly enjoyed what you had to say, and much more than that, how you presented it. Too cool! 794067
742743 850363 warning Dont any of you people ever take me to CiCis pizza! There food looks offensive!|Urban_Elegance| 292066
538801 386723This really is a excellent subject to speak about. Typically when I find stuff like this I stumble it. This article probably wont do effectively with that crowd. I will likely be positive to submit something else though. 606922
638241 460458quite good post, i surely genuinely like this remarkable internet site, keep on it 36070