HÀ NỘIKhoảng 12.000 khán giả đổ về sân vận động Mỹ Đình, hát vang các giai điệu về quê hương, trong đêm nghệ thuật "Hẹn ước Bắc - Nam".
Lượt xem :5
Hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước diễn ra tối 22/4, thu hút khán giả nhiều lứa tuổi. Chương trình bắt đầu lúc 20h nhưng từ chiều, nhiều người tranh thủ đi sớm xếp hàng để có chỗ ngồi đẹp. Trước giờ diễn, khu vực xung quanh sân vận động ùn tắc vì lượng người lớn đổ về.
Nhiều khán giả mặc áo in hình cờ đỏ sao vàng, reo hò, vẫy cờ cổ vũ suốt hai tiếng sự kiện.
Hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước diễn ra tối 22/4, thu hút khán giả nhiều lứa tuổi. Chương trình bắt đầu lúc 20h nhưng từ chiều, nhiều người tranh thủ đi sớm xếp hàng để có chỗ ngồi đẹp. Trước giờ diễn, khu vực xung quanh sân vận động ùn tắc vì lượng người lớn đổ về.
Nhiều khán giả mặc áo in hình cờ đỏ sao vàng, reo hò, vẫy cờ cổ vũ suốt hai tiếng sự kiện.
Đêm diễn quy tụ 800 nghệ sĩ với gần 30 tiết mục. Nhiều bài hát được dàn dựng hoành tráng, hàng trăm vũ công minh họa. Sân khấu chia hai khối so le tượng trưng cho hai miền Nam – Bắc, ở giữa là hình ảnh cây cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải. Các nghệ sĩ đưa khán giả qua nhiều cung bậc cảm xúc, từ sâu lắng đến hân hoan, hào hùng.
Đêm diễn quy tụ 800 nghệ sĩ với gần 30 tiết mục. Nhiều bài hát được dàn dựng hoành tráng, hàng trăm vũ công minh họa. Sân khấu chia hai khối so le tượng trưng cho hai miền Nam – Bắc, ở giữa là hình ảnh cây cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải. Các nghệ sĩ đưa khán giả qua nhiều cung bậc cảm xúc, từ sâu lắng đến hân hoan, hào hùng.
Ngoài âm nhạc, chương trình khiến khán giả xúc động qua một số đoạn kịch ngắn, thể hiện nỗi lòng những người mẹ, người vợ ở hậu phương và tâm trạng lớp thanh niên ra trận. Trong hoạt cảnh giới thiệu bài Đưa cơm cho mẹ đi cày (nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích), em bé háo hức đọc thư bố gửi về cho mẹ.
Ngoài âm nhạc, chương trình khiến khán giả xúc động qua một số đoạn kịch ngắn, thể hiện nỗi lòng những người mẹ, người vợ ở hậu phương và tâm trạng lớp thanh niên ra trận. Trong hoạt cảnh giới thiệu bài Đưa cơm cho mẹ đi cày (nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích), em bé háo hức đọc thư bố gửi về cho mẹ.
Dàn diễn viên đóng cảnh bộ đội vui đùa, hỏi han nhau trong giờ giải lao. Trong câu chuyện, họ động viên nhau chờ ngày thống nhất để trở lại với công việc vốn có. Các chiến sĩ cũng động viên một anh lính là người quê Khâm Thiên, Hà Nội, nơi bị ảnh hưởng nặng nề sau đợt ném bom năm 1972.
Dàn diễn viên đóng cảnh bộ đội vui đùa, hỏi han nhau trong giờ giải lao. Trong câu chuyện, họ động viên nhau chờ ngày thống nhất để trở lại với công việc vốn có. Các chiến sĩ cũng động viên một anh lính là người quê Khâm Thiên, Hà Nội, nơi bị ảnh hưởng nặng nề sau đợt ném bom năm 1972.
Khán giả vẫy tay khi đoàn xe tải chở các anh lính di chuyển vào sân khấu, trên nền nhạc ca khúc Bác đang cùng chúng cháu hành quân (nhạc sĩ Huy Thục).
Khán giả vẫy tay khi đoàn xe tải chở các anh lính di chuyển vào sân khấu, trên nền nhạc ca khúc Bác đang cùng chúng cháu hành quân (nhạc sĩ Huy Thục).
Chiếc T-54 của Quân đội nhân dân Việt Nam lần đầu xuất hiện tại Sân vận động Mỹ Đình, trong tiết mục Năm anh em trên một chiếc xe tăng (nhạc sĩ Doãn Nho). Do mặt sân vốn dùng phục vụ thi đấu thể thao khá mềm, ban tổ chức phải lắp đường băng chuyên dụng cho xe tăng di chuyển.
Chiếc T-54 của Quân đội nhân dân Việt Nam lần đầu xuất hiện tại Sân vận động Mỹ Đình, trong tiết mục Năm anh em trên một chiếc xe tăng (nhạc sĩ Doãn Nho). Do mặt sân vốn dùng phục vụ thi đấu thể thao khá mềm, ban tổ chức phải lắp đường băng chuyên dụng cho xe tăng di chuyển.
Đoàn nghệ sĩ hóa thân lực lượng bộ binh hành quân từ dưới khu vực khán đài lên sân khấu, tái hiện khí thế “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” của lớp thanh niên thời kỳ chống Mỹ.
Đoàn nghệ sĩ hóa thân lực lượng bộ binh hành quân từ dưới khu vực khán đài lên sân khấu, tái hiện khí thế “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” của lớp thanh niên thời kỳ chống Mỹ.
Ca sĩ Anh Tú (trái) và nghệ sĩ Tự Long hát Mẹ yêu con (nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý). Dưới khán đài, nhiều khán giả trẻ ngâm nga theo giai điệu. Bài hát gần đây được gen Z yêu thích sau khi được làm mới trong chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai.
Ca sĩ Anh Tú (trái) và nghệ sĩ Tự Long hát Mẹ yêu con (nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý). Dưới khán đài, nhiều khán giả trẻ ngâm nga theo giai điệu. Bài hát gần đây được gen Z yêu thích sau khi được làm mới trong chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai.
Hòa Minzy được khán giả hô to tên khi bước ra sân khấu hát bài Việt Nam trong tôi là (Yến Lê sáng tác). Biển người ở sân vận động vẫy cờ, hát điệp khúc “Máu đỏ da vàng tôi là người Việt Nam”.
Hòa Minzy được khán giả hô to tên khi bước ra sân khấu hát bài Việt Nam trong tôi là (Yến Lê sáng tác). Biển người ở sân vận động vẫy cờ, hát điệp khúc “Máu đỏ da vàng tôi là người Việt Nam”.
Nghệ sĩ Thanh Hoa biểu diễn Rừng xanh vang tiếng ta lư (nhạc sĩ Phương Nam) cùng Hòa Minzy. Giọng ca của hai thế hệ hòa quyện trong tác phẩm mang âm hưởng lạc quan.
Nghệ sĩ Thanh Hoa biểu diễn Rừng xanh vang tiếng ta lư (nhạc sĩ Phương Nam) cùng Hòa Minzy. Giọng ca của hai thế hệ hòa quyện trong tác phẩm mang âm hưởng lạc quan.
Ca sĩ Phạm Phương Thảo và nhóm Oplus biểu diễn bài Lời ca dâng Bác của nhạc sĩ Trọng Loan.
Ca sĩ Phạm Phương Thảo và nhóm Oplus biểu diễn bài Lời ca dâng Bác của nhạc sĩ Trọng Loan.
Các nghệ sĩ múa biểu diễn trên đạo cụ mô phỏng dàn giáo, trong tiết mục Những ánh sao đêm của Phan Huỳnh Điểu. Bài hát ca ngợi công nhân xây dựng, được nhạc sĩ viết năm 1962, khi nhìn những ánh đèn công trường lấp lánh trong đêm muộn.
Các nghệ sĩ múa biểu diễn trên đạo cụ mô phỏng dàn giáo, trong tiết mục Những ánh sao đêm của Phan Huỳnh Điểu. Bài hát ca ngợi công nhân xây dựng, được nhạc sĩ viết năm 1962, khi nhìn những ánh đèn công trường lấp lánh trong đêm muộn.
Nguồn: vnexpress.net Thứ tư, 23/4/2025, 01:45 (GMT+7)