Giám đốc Công ty Alama từng “mạnh miệng” gì về sữa Hiup trước khi bị bắt?
5 min readTối 19/6, Bộ Công an cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 10 bị can trong vụ án hình sự Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm, liên quan đến Sản phẩm dinh dưỡng HIUP 27.
Sale Sốc –> https://s.shopee.vn/6AXpmad3ZpTrong 10 bị can, có ông Trần Xuân Chiến, Giám đốc Công ty TNHH Kinh doanh và Công nghệ Alama, bị khởi tố về tội Buôn bán hàng giả là thực phẩm.
Theo cơ quan chức năng, sản phẩm dinh dưỡng HIUP 27 đóng thành hộp, lon sữa bột và một số loại dạng chất lỏng khác, được sản xuất tại nhà máy Công ty cổ phần Thương mại và sản xuất Nature Made.
Từ ngày 8/8/2024 đến ngày 5/3, cơ quan điều tra xác định HIUP 27 không đảm bảo thành phần và hàm lượng các chất dinh dưỡng như “Bản đăng ký công bố sản phẩm”, được xác định là hàng giả.

Sản phẩm sữa Hiup (Ảnh: Công an cung cấp).
Trên trang web chính thức của HIUP, Công ty Alama Việt Nam là đơn vị sở hữu bản quyền và phân phối chính thức sản phẩm dinh dưỡng Hiup 27.
Trước lùm xùm đầu tiên vào tháng 3/2024, sữa Hiup được quảng cáo rầm rộ, tràn lan với những nội dung như: “Cam kết tăng chiều cao 3-5cm chỉ sau 3-6 tháng”, “trả hàng và hoàn tiền 100% nếu con không hợp sữa”; “giúp con cao như hoa hậu, như người mẫu”…
Sale Sốc –> https://s.shopee.vn/9KUl5uQ45ZĐặc biệt, nhiều người nổi tiếng như BTV Quang Minh, Vân Hugo… cũng tham gia đóng clip quảng cáo cho sản phẩm sữa này.
Ngày 21/3/2024, Sở Y tế Hà Nội đã có quyết định số 75/QĐXPVPHC xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Alama Việt Nam, vì hành vi quảng cáo thực phẩm Hiup 27 không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định, cụ thể là việc quảng cáo uống vào hết táo bón, cam kết tăng 3-5cm chiều cao sau 3-6 tháng là không có cơ sở.
Đến giữa tháng 4 năm nay, Hiup bị “điểm danh” trong số khoảng 600 nhãn hiệu sữa giả bị Bộ Công an phanh phui.
Ngay sau đó, ngày 15/4, Công ty Alama Việt Nam đã đăng thông cáo gửi đến khách hàng và đối tác trước thông tin nêu trên.
Trong nội dung thông báo, Công ty Alama Việt Nam khẳng định: “Sản phẩm Hiup được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018, kiểm nghiệm định kỳ bởi Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quốc gia. Sản phẩm đã được Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm Sở Y tế Vĩnh Phúc cấp Giấy tiếp nhận bản công bố”.
Doanh nghiệp này cũng cho biết Hiup được kiểm nghiệm độc lập bởi Trung tâm Kiểm nghiệm và Tư vấn Khoa học Công nghệ AVATEK, đảm bảo tính khách quan trong kiểm soát chất lượng.
Sale Sốc –> https://s.shopee.vn/9f7jQuPMIN
Thông cáo “đính chính” của Công ty Alama Việt Nam hồi tháng 4 (Ảnh: Chụp màn hình).
Trước thông tin Hiup nằm trong số nhãn hiệu sữa giả bị phanh phui, trong thông cáo, Công ty Alama Việt Nam phủ nhận và cho biết “một số cá nhân và tổ chức đã lợi dụng sự việc để đăng tải thông tin sai lệch, xuyên tạc bản chất vụ việc”.
Thậm chí, công ty này còn thông tin đã thực hiện các “biện pháp pháp lý cần thiết” như: Thu thập chứng cứ, lập vi bằng các bài viết, video, hình ảnh và bình luận có dấu hiệu vi phạm; đồng thời hoàn thiện hồ sơ gửi đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Cuối thông cáo, Alama Việt Nam còn nhấn mạnh sản phẩm Hiup và công ty hoàn toàn không liên quan và không có bất kỳ mối liên hệ nào với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sữa bột giả; cam kết tất cả sản phẩm Hiup đều đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng theo pháp luật hiện hành; thực hiện truyền thông trung thực, minh bạch, chính xác về sản phẩm…
Tuy nhiên, thực tế, sự thật đã được Bộ Công an đưa ra ánh sáng, hơn 2 tháng sau khi công bố thông cáo nêu trên, ông Trần Xuân Chiến – người ký vào bản thông cáo – đã bị cơ quan điều tra khởi tố.
Nguồn: dantri.com.vn Thứ sáu, 20/06/2025 – 06:38
Sale Sốc –> https://s.shopee.vn/3VXVg3Rk87