Biển người dự tang lễ Giáo hoàng Francis
1 min read-
Hồng y Niên trưởng Giovanni Battista Re làm lễ cạnh linh cữu Giáo hoàng Francis. Ảnh: AP
Hồng y Niên trưởng Giovanni Battista Re (trái) làm lễ cạnh linh cữu Giáo hoàng Francis. Ảnh: AFP
-
Hồng y Re đọc lời ca ngợi và từ biệt
“Chúng ta hãy phó thác linh hồn Giáo hoàng Francis, lãnh đạo Giáo hội Công giáo và cũng là người đã củng cố đức tin của anh chị em đạo hữu về sự phục sinh, cho lòng thương xót của Chúa”, Hồng Y Re nói bằng tiếng Latin.
Sau đó, các Hồng y cầu khẩn tên của hàng chục vị thánh Công giáo, mong cầu họ cầu nguyện cho Giáo Hoàng.
-
Giáo đoàn thực hiện nghi thức Chúc bình an
Sau khi Hồng y Re thánh hiến bánh, rượu, và ca đoàn hát Kinh Lạy Cha, Giáo đoàn gồm các Hồng y, lãnh đạo thế giới và công chúng thực hiện Chúc bình an, nghi lễ mà mọi người thể hiện hiệp thông và nhân ái với nhau, quay sang những người xung quanh để bắt tay, nói rằng: “Bình an của Chúa ở cùng anh chị em“.
Trong lúc thực hiện nghi lễ này, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bắt tay người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron.
Các giáo sĩ thực hiện nghi lễ Biểu tượng Hòa bình. Ảnh: Reuters
-
Nghi lễ Phụng vụ Thánh thể
Hồng y Niên trưởng Giovanni Battista Re chủ trì nghi lễ Phụng vụ Thánh thể, nghi thức trọng tâm của mọi Thánh lễ Công giáo La Mã.
Nghi lễ tưởng nhớ bữa Tiệc Ly, nơi Chúa Jesus bẻ bánh và chia sẻ ly rượu với các tông đồ. Nghi lễ bắt đầu bằng thánh ca dâng lễ, đoàn rước bánh và rượu đến bàn thờ. Hồng y Niên trưởng Battista Re chủ trì nghi lễ thánh hiến bánh và rượu để trở thành máu và mình Chúa Jesus. Ông bẻ bánh và nâng ly rượu trước đám đông.
Đây là nghi lễ tưởng niệm sự hy sinh và cứu chuộc của Chúa Jesus, đồng thời thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa Thiên Chúa và con người.
Hồng y Niên trưởng Battista Re bẻ bánh trong nghi lễ Phụng vụ Thánh thể. Ảnh: Sky News
-
-
Cầu nguyện bằng nhiều thứ tiếng
Nghi thức tiếp theo là lời nguyện cộng đoàn. Lời cầu nguyện được đọc bằng 7 thứ tiếng là Italy, Pháp, Arab, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Đức và tiếng Trung. Đây là lần đầu tiên tiếng Trung được sử dụng trong tang lễ của một Giáo hoàng, đánh dấu sự thay đổi trong tang lễ Giáo hoàng Francis so với những người tiền nhiệm.
Trong thời gian tại nhiệm, Giáo hoàng Francis từng bày tỏ mong muốn đến thăm Trung Quốc, song chưa thể thực hiện.
-
Quang cảnh Quảng trường Thánh Peter trong thánh lễ an táng
Giới chức Vatican cập nhật thông tin rằng khoảng 200.000 người đã tập trung về dự tang lễ Giáo hoàng Francis.
Con số này tại tang lễ cựu Giáo hoàng Benedict XVI năm 2023 là khoảng 50.000 người, tại tang lễ Giáo hoàng John Paul II năm 2005 là khoảng 300.000 người.
Người dân dự thánh lễ an táng Giáo hoàng Francis tại Quảng trường Thánh Peter. Ảnh: Reuters
Ảnh: AP
Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
-
Hồng y Niên trưởng đọc bài giảng
Giáo hoàng Francis đã chọn “đi theo con đường tận hiến đến ngày cuối cùng của cuộc đời trần thế. Hình ảnh cuối cùng về ngài sẽ mãi khắc ghi trong ký ức của chúng ta. Đó là hình ảnh vào ngày Lễ Phục sinh, Giáo hoàng vẫn muốn ban phước lành cho chúng ta từ ban công Vương cung Thánh đường Thánh Peter dù ngài đang gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng”, Hồng y Niên trưởng Re nói trong bài giảng tại tang lễ.
“Sau đó, ngài đã xuống Quảng trường này và ngồi trên chiếc xe mui trần Popemobile để chào đón đám đông lớn tụ tập trong ngày Thánh lễ Phục sinh”, Hồng y Re tiếp tục đọc. “Bằng lời cầu nguyện của mình, giờ đây chúng ta phó thác linh hồn Giáo hoàng kính yêu của chúng ta cho Chúa, để Người ban cho ngài hạnh phúc vĩnh cửu”.
Theo Hồng y Re, Giáo hoàng Francis là “Giáo hoàng của dân, với trái tim quảng đại”, người đã đấu tranh cho một Giáo hội Công giáo nhân ái hơn.
“Ngài đã tạo dựng mối liên hệ trực tiếp với các cá nhân và dân tộc, mong muốn gần gũi với mọi người, đặc biệt chú ý đến những người đang gặp khó khăn, tận hiến không biết mệt mỏi, đặc biệt đối với những người chịu thua thiệt nhất trong chúng ta”, Hồng y Re cho hay.
Hồng y cũng nhấn mạnh những nỗ lực của Giáo hoàng trong việc giúp đỡ người tị nạn, người di cư và người nghèo là “không thể kể hết”.
“Giáo hoàng tin rằng Giáo hội là ngôi nhà cho tất cả mọi người”, Hồng y Re nêu thêm. “Đối mặt với những cuộc chiến dữ dội những năm gần đây, với nỗi kinh hoàng về tình trạng vô nhân đạo và vô số cái chết cũng như sự tàn phá, Giáo hoàng không ngừng lên tiếng kêu gọi hòa bình, hành động lý trí và đàm phán trung thực để tìm ra giải pháp khả thi”.
Hồng y Niên trưởng Giovanni Battista Re chủ trì tang lễ Giáo hoàng. Ảnh: Reuters
-
Cảm xúc của tín đồ tại tang lễ Giáo hoàng Francis
Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
-
Hồng y Niên trưởng Giovanni Battista Re chủ trì thánh lễ tại Quảng trường Thánh Peter. Ảnh: Reuters
Các giáo sĩ quỳ bên linh cữu Giáo hoàng Francis. Ảnh: Reuters
Quang cảnh Quảng trường Thánh Peter. Ảnh: AP
-
Hồng y Niên trưởng cử hành nghi thức Thống hối
Hồng y Niên trưởng Giovanni Battista Re, 91 tuổi, cử hành nghi thức Thống hối (đọc kinh cầu nguyện thừa nhận tội lỗi, mong cầu sự tha thứ và xá tội). Ca đoàn sau đó hát Kinh Thương xót bằng tiếng Hy Lạp.
-
Biển người dự tang lễ Giáo hoàng Francis. Ảnh: Reuters
Quảng trường Thánh Peter chật kín người dự tang lễ Giáo hoàng ngày 26/4. Ảnh: AP
Các tín đồ xếp hàng gần Quảng trường Thánh Peter dự tang lễ Giáo hoàng ngày 26/4. Ảnh: AP
-
Các Hồng y di chuyển ra Quảng trường Thánh Peter
Thánh lễ an táng bắt đầu bằng một bài thánh ca và thánh vịnh bằng tiếng Latin, do Ban hợp xướng Nhà nguyện Sistine thực hiện. Đây là ca đoàn riêng của Giáo hoàng, gồm 20 người đàn ông và khoảng 30 cậu bé, theo CNN.
Các Hồng y di chuyển từ Vương cung Thánh đường Thánh Peter ra Quảng trường Thánh Peter, theo thâm niên. Họ hôn ban thờ trước khi trở về vị trí của mình. Người sau cùng vào quảng trường là chủ trì buổi lễ, Hồng y Battista Re.
Các Hồng y di chuyển ra Quảng trường Thánh Peter. Ảnh: Reuters
Sách Phúc Âm được đặt lên trên linh cữu Giáo hoàng Francis. Ảnh: Reuters
Các lãnh đạo thế giới tại sự kiện. Ảnh: AFP
-
Tang lễ bắt đầu
Đúng 10h (15h giờ Hà Nội), tang lễ bắt đầu. Các Hồng y xếp hàng đứng hai bên khi linh cữu được rước bên trong Vương cung Thánh đường thánh Peter.
Đám đông vỗ tay, reo vang khi linh cữu Giáo hoàng được đưa ra Quảng trường. Khác với những người tiền nhiệm được đặt trong ba lớp quan tài, linh cữu Giáo hoàng chỉ có một lớp.Di hài Giáo hoàng Francis được đưa ra Quảng trường Thánh Peter để cử hành thánh lễ an táng. Ảnh: Reuters
Linh cứu Giáo hoàng Francis được di chuyển từ Vương cung Thánh đường Thánh Peter ra Quảng trường Thánh Peter. Video: Sky News
-
Khoảng 140.000 người tham dự tang lễ
Cảnh sát Italy cho biết có khoảng 140.000 người tập trung tại Quảng trường Thánh Peter và các con phố xung quanh để dự tang lễ.
“Khoảng một giờ trước khi tang lễ bắt đầu, Quảng trường Thánh Peter với sức chứa 40.000 người gần như đã được lấp đầy. Ước tính khoảng 100.000 người có mặt tại Via della Conciliazione”, đại lộ dẫn đến Vatican, và các con phố xung quanh, cảnh sát cho hay.
Người tham dự tang lễ tập trung trên đại lộ Via della Conciliazione. Ảnh: AFP
-
Các Hồng y vào vị trí của mình tại lễ tang. Ảnh: AFP
Các giáo sĩ tại sự kiện. Ảnh: AP
Các nữ tu cầu nguyện tại Quảng trưởng Thánh Peter trước thánh lễ an táng Giáo hoàng Francis. Ảnh: AFP
Người dân chờ đợi thánh lễ an táng Giáo hoàng Francis tại Quảng trường Thánh Peter. Ảnh: AP
-
Vị trí ngồi của các lãnh đạo
Các lãnh đạo thế giới và hoàng gia ngồi phía bên phải bệ thờ chính. Lãnh đạo Argentina và Italy có vị trí ngồi trang trọng trong thứ tự chỗ ngồi, do Giáo hoàng là người Argentina và Vatican nằm trong thủ đô Rome của Italy.
Tiếng chuông của Vương cung Thánh đường Thánh Peter ngân lên chậm rãi khi những người tham dự di chuyển tới chỗ ngồi.
Thủ tướng Italy Giorgia Meloni tại sự kiện. Ảnh: AFP
Khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenksy rời Vương cung Thánh đường Thánh Peter và bước ra Quảng trường, đám đông vỗ tay chào mừng ông. Phát ngôn viên Tổng thống Ukraine cho biết ông sẽ gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại tang lễ.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đến dự tang lễ Giáo hoàng Francis ngày 26/4. Ảnh: AFP
-
Tổng thống Trump và cựu tổng thống Biden đến Quảng trường
Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng Đệ nhất phu nhân Melania, và cựu tổng thống Joe Biden cùng vợ Jill Biden, đã đến Quảng trường Thánh Peter để chuẩn bị tham dự tang lễ. Sau khi đến, ông Trump tới viếng linh cữu Giáo hoàng tại Vương cung Thánh đường Thánh Peter.
Vợ chồng ông Trump và vợ chồng ông Biden sẽ ngồi cùng phái đoàn Mỹ theo vị trí đã được sắp xếp theo bảng chữ cái tiếng Pháp. Thời tiết hôm nay tại Rome được dự báo ấm áp và có nắng.
Vatican cho biết 130 phái đoàn, trong đó có 55 nguyên thủ, 14 lãnh đạo chính quyền và 12 quốc vương đang trị vì đến dự sự kiện.
Cựu tổng thống Joe Biden và vợ Jill Biden tại Quảng trường Thánh Peter. Ảnh: Reuters
Tổng thống Trump và Đệ nhất phu nhân Melania viếng linh cữu Giáo hoàng. Video: Vatican Media
Người dân tập trung tại Quảng trường Thánh Peter ngày 26/4. Ảnh: Reuters
-
Người dân tập trung tại Quảng trường Thánh Peter ngày 26/4. Ảnh: Reuters
Các giáo sĩ ngồi chuẩn bị cho thánh lễ an táng của Giáo hoàng Francis tại Quảng trường Thánh Peter. Ảnh: Reuters
-
Lễ niêm phong linh cữu Giáo hoàng
Lễ niêm phong linh cữu Giáo hoàng Francis do Hồng y Kevin Farrell chủ trì đêm 25/4. Tấm lụa trắng được phủ lên mặt Giáo hoàng, tượng trưng cho việc chuyển tiếp sang trạng thái an nghỉ vĩnh hằng.
Hồng y cũng đặt chiếc túi chứa những đồng tiền xu được đúc trong thời gian Giáo hoàng Francis tại nhiệm và tài liệu được gọi là rogito vào trong quan tài. Rogito, ghi lại cuộc đời và những thành tựu của Giáo hoàng, được đọc to trước khi niêm phong quan tài.
Lễ niêm phong linh cữu Giáo hoàng Francis đêm 25/4. Video: CBC News
-
Lộ trình đưa di hài Giáo hoàng Francis về nơi an táng
Đồ họa: CNN
Nguồn: vnexpress.net Thứ bảy, 26/4/2025, 14:24 (GMT+7) https://vnexpress.net/vatican-to-chuc-tang-le-giao-hoang-francis-4878999.html