Logic phía sau những bức họa của Sir John Tenniel – người được Nữ hoàng Anh phong tước Hiệp sĩ
7 min readHôm nay, Google Doodle kỷ niệm 200 năm ngày sinh Hiệp sĩ John Tenniel, chắc hẳn nhiều người sẽ không biết đến ông nhưng nếu đã từng đọc hay xem “Cuộc phiêu lưu của Alice vào Xứ Sở Thần Tiên” của tác giả Lewis Carroll thì ông lại không phải nhân vật xa lạ gì.
Ông chính là Hiệp sĩ John Tenniel (sinh 1820 – mất 1914 tại Luân Đôn) và là người vẽ minh họa cho cuốn Cuộc phiêu lưu của Alice vào Xứ Sở Thần Tiên (1865), góp phần cho sự nổi tiếng của tác phẩm kinh điển này.
Tai nạn suýt làm Hiệp sĩ John Tenniel mất đi mắt phải thuở nhỏ
Tenniel được phong tước Hiệp sĩ năm 1893 (gọi là Sir John Tenniel) vì những thành tựu nghệ thuật của mình. Thuở nhỏ, ông là người ít nói và sống nội tâm, có lẽ chúng ta đã không thể chiêm ngưỡng được những bức họa tinh tế, thông minh của ông vì một tai nạn thuở nhỏ.
Đó là câu chuyện xảy ra năm 1840, khi ông luyện tập đấu kiếm cùng với bố của mình, sau đó ông đã nhận phải một vết thương nghiêm trọng ở mắt vì trúng mũi gươm cùn (đã bị mất miếng bịt đầu bảo vệ để giúp an toàn khi tập luyện) từ bố mình.
Kể từ đó, ông bắt đầu mất dần thị lực bên mắt phải bị thương này thế nhưng với tính cách trầm lặng, ít nói của mình ông không hề nói cho bố biết về điều này. Rất may, đam mê nghệ thuật đã giúp ông vượt qua tai nạn này để theo đuổi nghệ thuật.
Đến năm 1865, ông chính là người vẽ minh họa cho cuốn Cuộc phiêu lưu của Alice ở xứ sở thần tiên với 92 bức tranh. Thực ra chính tác giả của tác phẩm này là Lewis Carroll cũng đã cố gắng vẽ minh họa cho tác phẩm của mình nhưng khả năng nghệ thuật của ông lại có hạn!
Do đó, ông thuê một họa sĩ vẽ minh họa và Tenniel lọt vào mắt xanh của Carroll và đó quả là lựa chọn vô cùng sáng suốt vì sau đó tác phẩm đã trở thành tác phẩm bán chạy nhất lúc bầy giờ, tạo nên tên tuổi cho Carroll lẫn Tenniel.
Có một sự thật thú vị là Tenniel không phải là một nghệ sĩ minh họa xuất sắc và đáng chú ý nhưng ông đã vượt qua đối thủ là người vẽ minh họa Arthur Rackham nổi tiếng bậc nhất lúc bấy giờ, không phải vì ông vẽ đẹp hơn Arthur Rackham!
Điều gì đã khiến tác giả Carroll chọn Tenniel chứ không phải là những bức họa tuyệt đẹp của Rackham, hãy cùng tìm hiểu lý do đằng sau quyết định này.
Logic phía sau những bức minh họa của Tenniel
Đầu tiên chính là phong cách vẽ dựa theo Văn bia Nazarene của Đức mà ông đã tự học được, đây là phong cách vẽ nền đậm bên ngoài vật thể và chủ thể được vẽ (shaded outlines) nhằm làm nổi bật chúng lên.
Điều thứ hai chính là phong cách vẽ chi tiết của ông và quan trọng nhất chính là yếu tố kỳ quặc, bí ẩn (mạn họa – Grotesque) trong các bức vẽ của Tenniel, điều khiến ông trở nên đặc biệt hơn những họa sĩ khác.
Cách vẽ minh họa không giống bất cứ thứ gì trong thế giới thực lại phù hợp với tác phẩm đầy tính tưởng tượng, siêu thực, kỳ ảo của Carroll. Mặc dù vậy, những bức họa này lại có tính logic phía sau đó.
Như đã nói trên, bản thân tác giả là Carroll đã tự mình vẽ minh họa cho tác phẩm với những bản vẽ phác thảo đơn giản và không chính xác về mặt giải phẫu lẫn phối cảnh xa gần.
Những nhà phê bình nghệ thuật sau này như Frankie Morris và Michael Hancher cho rằng Tenniel đã lấy cảm hứng từ các bức vẽ nguyên bản của Carroll cho các bức vẽ của mình nhưng khiến nó trở nên logic, chính xác hơn về mặt giải phẫu học hay luật phối cảnh.
Mặc dù trong cuộc phiêu lưu của mình, Alice đã thay đổi rất nhiều từ ngoại hình tới độ tuổi như khi nếm cốc nước có chữ “uống tôi đi” và trở nên khổng lồ hay ăn chiếc bánh có chữ “ăn tôi đi: và trở thành một thiếu nữ sau đó.
Tuy vậy, bằng tư duy khác lạ của mình Tenniel đã không thay đổi khuôn mặt của Alice, hơn nữa ông còn vẽ những chi tiết khác dựa vào quá trình nghiên cứu khoa học kỹ lưỡng của mình.
Ví dụ: Khi vẽ con sâu bướm ngồi trên cây nấm, ông đã thêm vào nhiều phần phụ của một con sâu bướm tự nhiên để mô tả chiếc mũi và miệng của sâu bướm và bức vẽ được vẽ ba chiều thay vì 1 chiều như bức gốc của Carroll.
Hay khi vẽ nhân vật Thỏ Trắng, ông chỉ cần vẽ thêm một chiếc áo gi lê thượng lưu trong khi giữ nguyên mọi thứ về một chú thỏ tự nhiên là đã có thể lột tả được nhân vật này.
“Cuộc phiêu lưu của Alice vào Xứ Sở Thần Tiên” chính là tác phẩm tâm huyết nhất của Tenniel, đến năm 1872 thì dự án hợp tác với Carroll kết thúc, ông đã bỏ hết các tác phẩm minh họa khác của mình.
Đến khi Carroll gặp lại ông với ý mời ông tham gia dự án mới do chính Tenniel đảm nhiệm là Through the Looking-Glass (phần tiếp theo Cuộc phiêu lưu của Alice vào Xứ Sở Thần Tiên) nhưng Tenniel đã từ chối:
“Có một sự thật kỳ lạ là với tác phẩm Looking-Glass, tài năng vẽ minh họa cho sách đã rời khỏi tôi và… tôi đã không làm gì thêm theo hướng này kể từ đó”.
Thế nhưng Carroll đã vô cùng bền bỉ thuyết phục Tenniel và năm 1871, tác phẩm này đã được ra mắt công chúng.
Bài viết tham khảo các nguồn:
Victorianweb, Theguardian, sách Semiotics and Linguistics in Alice’s World
Nguồn: soha.vn